Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
CƠ QUAN PTGL TỔ CHỨC LỄ KHÁNH ĐẢN ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ

Ngày Rằm tháng 2 năm Ất Mùi ( 03-4-2015) CQPTGL đã ti63 chức lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng ĐạoTổ đồng hời Kỷ niệm 50 năm thành lập Cơ Quan (1965-2015).
Đại diện Các Hội thánh, các Thánh thất, Thánh tịnh, Tôn giáo bạn, Chính quyền địa phương, các đoàn thể đã đến dự đông đảo.
Nội dung cuộc lễ, Ban tổ chức đã báo cáo hoạt động hành đạo 50 năm của Cơ Quan và Thuyết đạo đề tài "Sống đời bình dị-Sống đạo tự nhiên".Ngoài ra Giáo sư Thương Văn Thanh (HT.Truyển Gáo), Linh mục Bảo Lộc (Ban Muc Vụ LiiênTôn) , Giáo sư Thượng Phong Thanh (Trưởng Ban Thư Kỳ Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh Cao Đài), Phó BanTôn Giáo TP.HCM đã phát biểu cảm tưởng rất nhiệt tình . . .


Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà cử hành Lễ kỷ nệm ngày thành lập lần 81

Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà tại Quận 2 TP.HCM cử hành Lễ kỷ nệm ngày thành lập lần thứ 81 vào ngày 24 tháng 6 Giáo Ngọ ( 20- 7-2014) trùng dụng Lễ Vía Đức Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân. Đồng đạo các nơi về dự lễ rất đông đảo dưới sự chủ trì của Chức sắc lãnh đạo Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên


Kỷ niệm ngày Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thành đạo

Ngày 19 - 6 - Giáp Ngọ, 15/7/2014 Cơ Quan PTGL đã cử hành lễ Kỷ niệm ngày thành đạo của Đức Bồ Tát và Tổng kết hoạt động Phòng Khám Bệnh Phước Thiện. Các phái đoàn các Hội Thánh, Thánh thất Thánh tịnh và chính quyền đoàn thể đến dự rất đông đủ, trang nghiêm.


KỶ NIỆM THÁNH ĐÁN ĐỨC NGÔ MINH CHIÊU

Tổ đình Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi tại Cần Thơ tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm ngày qui thiên của Đức Ngô vào 12 và 13-3-Giáo Ngọ (11. 12. 4 . 2014)
Kính mời xem ảnh nơi Thư viện ảnh của NCGL


HỘI NGHỊ TỔ CHỨC LIÊN GIAO CÁC HỘI THÁNH & CÁC TỔ CHỨC CAO ĐÀI LẦN VII

Ngày 17/3/2014 Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh & các Tổ chức Cao Đài đã khai mạc Hội nghị Liên Giao lần VII tại HT. Minh Chơn Đạo (Cà Mau) dồng thời tổ chức Hội thảo chủ đề " Vai trò nữ phái trong Đai Đạo TKPĐ)
Hội nghị có sự hiện diện của 16 đơn vị gồm các HT và các Tổ chức Cao Đài độc lập. Cuộc Hội thảo diễn ra ngày 18/3/2014, các phái đoàn Nữ phái các HT và các Tổ chức tham gia rất đông đảo với nhiều bài tham luận sâu sắc. Nhiều đại biểu Hội Phụ Nữ các tỉnh tham dự ủng hộ rất nhiệt tình.
Hội Nghị và Hội thảo được đánh giá là thành công tốt đẹp.


Họ đạo Trung Nghĩa khánh thảnh Thánh thất Trung Nghĩa

Kỷ niệm 40 năm thành lập, Họ đạo Trung Nghĩa tổ chức lễ Khánh thành Thánh thất vào ngày 20 tháng 11 năm Quý Tỵ (2013) tại huyện Châu Đức (Suối Nghệ) tỉnh Bà Rịa . (xem album Thư viện hình)


Có thể bạn chưa xem
  • Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 01-12 Bính Tý (27-12-2008) Nếu được ...


  • TÔI LÀ AI ? / Thiện Chí

    Trong đời sống hằng ngày, có lúc nào bạn chợt tự hỏi “ Tôi là ai ?”. Câu trả lời ...


  • Mùa Xuân suy gẫm / Huyền Như Như Tịnh

    MÙA XUÂN SUY GẨM Nhựt nguyệt xoay vần mới hạ, thu, đông, nay xuân lại đến. Cây xanh đâm chồi nẩy ...


  • Tác Giả: Mortimer J.Adler Dịch Giả: Hải Nhi Số Trang: 332 trang Nhà xuất bản: Lao Động - Xã Hội


  • TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" Về từ ngữ “ Chơn Thần” _ Định nghĩa : _ Chơn thần theo thánh ...


  • Con đường phản Bổn hoàn Nguyên là con đường hướng nội quy tâm để tìm lại con người chính danh ...


  • Khi nhập môn vào Cao Đài, ai ai cũng thuộc câu thánh giáo: Tu là sửa những gì đã trật, Hay Tu mà ...


  • Hòn đá / Huệ Khải

    Một hôm ông phóng xe khá nhanh trên đường vắng. Chiếc xe hơi mới tinh là niềm hãnh diện của ...


  • Lúc ra đi, Mẹ đã trang bị cho mỗi đứa con một cái túi “ VẠN BỬU NAN” đựng 8 ...


  • Vào dịp lễ Minh Lý Đạo khai năm trước, chúng tôi đã mạo muôi giới thiệu đề tài “ Định ...


  • Mười Đức Tin Chân Chính / Website Tôn giáo & Dân tộc

    Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh: 01. Chớ vội ...


  • Luật lệ Đạo / Lý Đại Tiên Trưởng

    Luật lệ Đức Lý Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch, Lão mừng chư độ hoằng khai Đại Đạo, đều phải đồng một ...


Lý về nguồn

Hò ơi... Gặp mối chơn truyền, đời có mấy người đâu.
Sương trắng mái đầu, thời gian như bóng câu.
Tháng năm chẳng chờ, những ai hững hờ.
Long Hoa vẫn mở khoa kỳ nơi thế gian.


Tình mẹ

Cây trên rừng, có bao nhiêu lá, Mẹ thương con kể đã nhiều hơn. Nước trên nguồn, chảy bao nhiêu giọt, hồng ân Mẹ nhiều hơn.


Sứ mạng lịch sử

Thuyết đạo tại Vĩnh Nguyên Tự (TTV. Thiện Chí)


NỀN TÂM TRUYỀN ĐẠI ĐẠO TKPĐ

AUDIO GIỚI THIỆU NỀN TÂM TRUYỀN ĐĐTKPĐ
Trích quyển TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI, CQPTGL tái bản 2013
Giáo sĩ Huệ Ý phát âm


Xem tất cả


NHỮNG TRỌNG ĐIỂM CỦA GIAI ĐOẠN MỚINHỮNG TRỌNG ĐIỂM CỦA GIAI ĐOẠN MỚI / Thiện Chí
_ Nhân viên Cơ Quan: không chỉ là những tín hữu thường> những người của bộ máy hành sự đắc lực · Có ý thức về CQ sau cùng và gắn bó với sứ mạng Cơ Quan · Nhân viên nồng cốt của các vụ

NHỮNG DẤU ẤN CHIẾU MINH TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘNHỮNG DẤU ẤN CHIẾU MINH TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ / Thiện Chí
CAO thượng bổn nguyên Đạo chí thành , ĐÀI tiền chực rước đám lương sanh. GIÁO minh chơn lý truyền tâm pháp , CHỦ ý vào lòng ráng luyện phanh . THẦY mừng các con. THẦY miễn lễ các con.a (ĐTCG, 25 tháng 9 Bính Tý, 1936, CHỈ Ý THUYẾT MINH )

TỪ BẢN THỂ ĐAI ĐÒNG DÂN TỘC ĐẾN TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀITỪ BẢN THỂ ĐAI ĐÒNG DÂN TỘC ĐẾN TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI / Thiện Chí
TỪ BẢN THỂ ĐẠI ĐỒNG DÂN TỘC đến TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI Mỗi dân tộc trên thế giới, từ thời dựng nước, trải qua lịch sử thăng trầm giữ nước, xây dựng đời sống nhân dân no ấm phồn vinh, phát huy văn hóa dân tộc, phát triển văn minh là một chuỗi dài nỗ lực và hy sinh của nhiều thế hệ. Mỗi dân tộc đều tự hào về di sản của ông cha và tiếp tục giữ gìn phát huy truyền thống tiền nhân để lại hầu bảo vệ xây dựng tổ quốc trường tồn, tiến bộ không ngừng. Chính tình yêu nước thiêng liêng, ý chí quật cường, trí tuệ sáng tạo, lòng biết ơn tổ tiên, cộng với dân tộc tính, với bản sắc văn hóa đã đúc kết nên bản chất tiềm tàng trong mỗi người dân. . . Rồi truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác, thấm nhập giá trị nhân bản phổ quát đại đồng trong dân tộc và có khả năng tiến hóa hòa hợp với các dân tộc khác trên hế giới. Với những đặc tính trên, có thể gọi "bản chất" ấy là BẢN THỂ ĐẠI ĐỐNG DÂN TỘC.

THƯỢNG ĐẾ HIỆN HŨUTHƯỢNG ĐẾ HIỆN HŨU / Thiện Chí
”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô chi khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi. Nên chi, trong thời kỳ Hạ Ngươn, chính mình Thầy dùng khí Hư Vô trực tiếp hửu hình đến thế gian để dẩn dắt thâu hồi những điểm linh-quang Thầy đã cho đến trần gian trở về khối Đại-Linh-Quang.

ĐINH VỊ CON NGƯỜIĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí
Vào dịp lễ Minh Lý Đạo khai năm trước, chúng tôi đã mạo muôi giới thiệu đề tài “ Định vị Thượng Đế” qua hình Tam giáo đồ của Minh Lý Đạo : Qua đó, chúng ta đã nhận định sự hội nhập, giao hòa của Tam giáo đạo tạo thành một tam giác đều tại trung tâm mà tâm điểm chính là đinh vị của Thượng Đế. Hai điểm nhấn của hình đồ là “ giao hòa” tạo thành “trung tâm đạo”. Lần này, định vị con người Đại đạo, chúng ta sẽ mượn hình đồ “ Con người Đại Đạo” cũng cho ta 2 yếu tố “ giao hòa” và “trung tâm đạo”

TÌM HIỂU Ý NGHĨA TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" / Thien Chi
TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" Về từ ngữ “ Chơn Thần” _ Định nghĩa : _ Chơn thần theo thánh giáo trong TNHT q1: 3 Janvier 1926 Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương

NHỮNG DẤU MÓC LICH SỬ THỜI KHAI ĐẠO CAO ĐÀINHỮNG DẤU MÓC LICH SỬ THỜI KHAI ĐẠO CAO ĐÀI / Thện Chí
Samedi 18 Septembre 1926 13 tháng 8 năm Bính Dần Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương Các con, Thầy đã lập thành Thánh-Thất; nơi ấy là nhà chung của các con; biết à. Thầy lại quy Tam-Giáo lập thành Tân-Luật, trong rằm tháng mười có đại-hội cả Tam-Giáo nơi Thánh-Thất. Các con hay à! Sự tế tự sửa theo "Tam-Kỳ Phổ-Ðộ" cũng nơi ấy mà xuất hiện ra; rõ à! Từ đây trong nước Nam duy có một Ðạo chơn-thật là Ðạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là "Quốc-Ðạo", hiểu à!

CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ  Phần IIICĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Phần III / Thiện Chí
III. NGUYÊN LÝ ĐẠI THỪA CỦA ĐẠO PHÁP ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Hội ý qui luật “ Châu nhi phục thỉ” của cơ chế sinh thành trong vũ trụ qui luận “huờn nguyên chơn thần” của cuộc tiến hóa tâm linh cùng với phương định “chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt” của Quyền pháp “ chúng ta có nguyên lý Đại Thừa trong Đạo pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Nguyên lý Đại Thừa được Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thực hiện qua tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” trên phương diện cương lĩnh của giáo thuyết và qua sứ mạng phụng hành Thiên Đạo cho công cuộc giải thoát phổ độ nhân sinh.

CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Phần IICĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Phần II / Thiện Chí
Trong khi đi tìm một giáo lý thuần nhất về vũ trụ và con người qua các tôn giáo chúng ta đã được thuyết minh về phạm trù đại vũ trụ và phạm trù tiểu vũ trụ. Cái trước là một thực tại nhất thể bao dung cả vật chất lẫn tâm linh trong đó mọi biến hóa sanh thành của vạn vật đều được qui định bất biến bởi một bản thể duy nhất đồng nhất, một động lực duy nhất tuyệt đối và một qui trình nhất định. Cái sau là thực tại đồng nhất với cái trước đang vận động trong một qui phạm giới hạn nhưng đặc điểm của nó là vẫn góp phần vào cái trước một cách tự nhiên vừa có khả năng phát triển đến cũng cực một khi đạt đến ý thức tự chủ của một tiểu vũ trụ. Cái ý thức tự chủ đó là sự “nhất quán” được đạo lý trong vũ trụ vạn vật. Cao Đài gọi là Đắc Nhất. Đắc Nhất là đứng ở vị trí của chính Trung và chấp hành được Quyền Pháp.

CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ -Phần ICĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ -Phần I / Thện Chí
I. NGUYÊN LÝ NHẤT NGUYÊN CỦA VŨ TRỤ A. CƠ CHẾ BIẾN SANH VŨ TRỤ. B. QUI LUẬT TIẾN HÓA TÂM LINH

ĐẠO CAO ĐÀI Ở VIỆT NAMĐẠO CAO ĐÀI Ở VIỆT NAM / Giáo sĩ Phương Trúc
Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với chủ trương phục hồi nhân bản, tạo thế nhân hòa để xây dựng xã hội an bình thánh đức và tu tánh luyện mạng trên tinh thần vô chấp, vô tướng để hòa đồng cùng bản thể của trời đất. Bài viết trình bày những giá trị văn hóa đạo đức của đạo Cao Đài và những đóng góp của văn hóa Cao Đài vào văn hóa dân tộc Việt Nam, tổng quan tình hình hoạt động của tôn giáo Cao Đài trong gần 100 năm sau khi khai đạo và nêu lên xu hướng phát triển mới của đạo Cao Đài trong tương lai. Chúng tôi rất mong có sự đồng hành hỗ trợ từ các cấp chính quyền trong việcphổ biến và nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài, thúc đẩy sự thống nhất tinh thần và hợp tác giữa các chi phái Cao Đài, trong việc mở rộng các hoạt động hướng đến cộng đồng xã hội, trong việc phổ biến đạo Cao Đài đến các dân tộc khác nhau trong đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam và các nước trên thế giới, nhằm góp phần lan tỏa văn hóa đạo đức và văn hóa dân tộc Việt Nam ở khắp nơi.

THƯỢNG ĐẾ ĐẾN KHAI MINH ĐẠI ĐẠO ĐÃ LÀ MỘT HI HỮUTHƯỢNG ĐẾ ĐẾN KHAI MINH ĐẠI ĐẠO ĐÃ LÀ MỘT HI HỮU / Thien Chi
Mở đầu Nhìn lại lich sử tôn giáo thế giới, qua Nhất kỳ, Nhị kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế đã trao Quyền pháp cho các đấng Giáo Tổ giáng phàm cứu độ chúng sanh. Nhưng đến thời Hạ ngươn này, Đức Cao Đài Thượng Đế mở ra đại cuộc Tam Kỳ Phổ Độ là cơ hội mấy nghìn năm một thuở, có nhiều ưu ái đối với nhân loại để chuyển đời mạt kiếp sang đời Thánh đức, nên cơ cứu thế Kỳ ba hội tụ nhiều sự kiện hi hữu. _ Đại nguyện của Đức Chí Tôn, đích thân lâm phàm mở Đạo là một hi hữu _ Ngài giáng phàm vượt thời gian không gian bằng ân điển huyền diệu đến với mọi người mọi nơi từ ngỏ ngách đến thâm sơn cùng cốc không phân biệt sang hèn quý tiện, dân tộc lạc hậu hay tiến bộ giác ngộ nhân sanh cho kịp cơ thay phàm đổi thánh cuối cùng là một hy hữu chưa tùng có.

Mùa Xuân tìm hiểu Quẻ Địa Thiên TháiMùa Xuân tìm hiểu Quẻ Địa Thiên Thái - Hồng Phúc
Quẻ Địa Thiên Thái gồm nội quái là Kiền và ngọai quái là Khôn, 2 quẻ đầu trong 64 quẻ Kinh Dịch. Thái có nghĩa to lớn, thông suốt, tốt đẹp, yên ổn

-Tượng quẻ cho thấy, hạ quái là Kiền, tức Dương khí của Trời hạ xuống; thượng quái là Khôn, là Đất, tức Âm khí bay lên, thể hiện sự gặp gỡ giao hòa giữa Trời Đất, hiểu rộng ra là hai khí Âm Dương giao tiếp nhau, tượng trưng sự hanh thông trong định luật thiên nhiên.

Tâm sự của mùa XuânTâm sự của mùa Xuân - Thiện Chí
Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời gian. Mỗi mùa có những sắc thái riêng, mà Xuân lại được ca ngợi đón chào nồng nhiệt nhất, thì Xuân càng vinh hạnh biết bao! Nên Xuân đến, Xuân đi, rồi Xuân lại về!

Câu chuyện bánh thật bánh vẽ - Ban Biên Tập
Vào dịp khai mạc Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý, Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 1965, Đức Chí Tôn có dạy:

“Trước hiện tình đặc biệt ngày nay, nhiệm vụ các con rất cần hơn lúc nào hết. Con không còn tìm ăn những bánh vẽ và trao bánh vẽ cho kẻ khác cùng ăn; mà con phải ăn một thức ăn tinh thần và mọi người đều thọ hưởng thức ăn tinh thần ấy, để có đủ năng lực sáng suốt, ngõ hầu đối phó với mọi hoàn cảnh hiện tại và xây đắp lại nền tảng giáo lý vững chắc ở tương lai.”

Đạo Cao Đài là Tôn Giáo độc thần hay đa thần ?Đạo Cao Đài là Tôn Giáo độc thần hay đa thần ? - Thiện Chí
Đạo Cao Đài là tôn giáo độc thần, đa thần, hay vừa độc thần vừa đa thần ?
Khi nghiên cứu một tôn giáo, người ta thường xếp nó vào một hệ thống phân lọai nào đó. Ví dụ tôn giáo dân tộc, tôn giáo truyền thống, tôn giáo tổng hợp, tôn giáo cải cách, tôn giáo độc thần, đa thần hay phiếm thần...

Cao Đài Nhứt Bổn - Ban Biên Tập
Cao Đài nhứt bổn

Từ khi con người có mặt trên địa cầu, điều mong muốn đầu tiên là sự sống, rồi cùng nhau bảo vệ sự sống đó. Lẽ sống là mục tiêu  đơn giản và cấp thiết nhất của con người sơ khai mà tất cả đều cùng hướng đến như một phản xạ tự nhiên.

Do đó, con người sống thành quần thể để cùng chống chỏi với thiên nhiên. Trên đà phát triển, quần thể ngày một đông, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ngày càng sâu sát và mở rộng. Con người bắt đầu phải đấu tranh trong cuộc sống xã hội hẳn còn đơn sơ, dục vọng và đau khổ bắt đầu nẩy mầm. Sự cố gắng khắc phục sức mạnh thiên nhiên vừa làm cho con người tiến bộ, vừa khiến con người cảm thấy nhỏ bé và yếu đuối giữa trời đất. Trong tiềm thức, con người cảm nhận có những quyền năng vô hình tạo ra sức mạnh thiên nhiên. Từ đó, \\\"xuất hiện\\\" đối tượng thứ ba con người phải hướng tới, đó là thần linh.

Chữ tâm là chốn Cao ĐàiChữ tâm là chốn Cao Đài - Quách Hiệp Long
"Chữ tâm là chốn Cao Đài,
Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng"

Quách Hiệp Long

Đó là lời dạy của đức Vạn Hạnh Thiền Sư ngày 11–5–1970 Canh Tuất tại Trúc Lâm Thiền Điện.
"Chữ Tâm là chốn Cao Đài" có nghĩa là Thượng Đế ngự ở Nội Tâm mỗi chúng sinh.

Những bước ngoặt lịch sửNhững bước ngoặt lịch sử - Ban Biên Tập
Nhìn lại cơ Đạo, từ sơ khai đến khi hình thành và phát triển sẽ ghi nhận được những bước ngoặt rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với tiền đồ.

Con người Đại ĐạoCon người Đại Đạo - Thiện Chí
Con Người Đại Đạo phải là một Nguyên nhân; đó là người đạt đến Thượng trí tức cái Chơn tri làm chủ mọi tri thức (hạ trí) và tình thức. Kế đến, Nguyên nhân ấy thọ bẩm tinh thần đắc nhất của tâm linh (thuộc cõi Bồ đề ) để sử dụng chơn tri của thượng trí mà thi hành sứ mạng.
Như thế bản chất của người thiên ân sứ mạng là bản chất Đại Đạo, là tình bác ái bao dung tất cả khiến người sứ mạng hành động vô tư, hiệp nhất được mọi đối tượng trên từng nấc thang tiến lên lý tưởng chân thiện mỹ của loài người. Chỉ có bản chất Đại Đạo mới hóa giải được mọi đổ vỡ phân ly hận thù trong lòng nhân thế gây ra biết bao sóng gió phủ phàng cho cuộc đời.

Những trọng điểm của Cơ Đạo kỳ Ba - Thiện Chí
Cách đây hơn 80 năm, Đức Thượng Đế Cao Đài thâu nhận người đệ tử đầu tiên là Ngài Ngô Minh Chiêu vào năm 1921.Tam vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang làm lễ Vọng thiên cầu đạo đêm mùng 1 tháng 11 năm Ất Sửu (16-12-1925), Đức Thượng Đế hạ ngọn linh cơ tại Việt Nam, tức là đã đặt viên gạch đầu tiên cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại thế gian này. Từ đó, tòa Cao Đài được thiết lập đồng thời được ban trao sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ. Sứ mạng phổ độ nhân sanh kỳ thứ ba này được mệnh danh là sứ mạng Đại Đạo do bởi đặc ân của Thượng Đế dành cho cơ cứu thế Hạ nguơn tức là cơ cứu độ sau cùng trước khi kết thúc một đại chu kỳ vũ trụ.

Tự thắp đuốc mà đi - Thiện Quang
Nguyên lý của thiên đạo giải thoát
Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 09-05-2009 (15-04 Kỷ Sửu)

Thượng Đế khai Đạo là một hi hữu - Chư Tiền Khai Đại Đạo
THÁNH GIÁO tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-3-1974)

Đi tìm những giá trị đại đồngĐi tìm những giá trị đại đồng - Ban Biên Tập
Hằng ngày sinh họat đạo, đọc sách đạo, chúng ta thường gặp hai chữ "đại đồng",  nhất là mục đích "Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát" của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Đối với người tín hữu Cao Đài là thế, nhưng các tôn giáo khác, các triết gia, nhiều nhà tư tưởng cũng nêu quan điểm: " tất cả tôn giáo là một", "tất cả trở về Một", " thế giới đại đồng", "toàn cầu hóa". . .

Gặp nhiều, nói nhiều rồi có lúc chúng ta in trí đó là lẽ đương nhiên, hay hơn nữa, rất dễ dàng thực hiện. Nhưng trên thực tế, bắt đầu từ đâu để tìm ra manh mối của "đại đồng"?.

Tình Vô CựcTình Vô Cực / Hồng Phúc
Một mùa Trung Thu nữa lại về trên quê hương Việt Nam. Kể từ khi Đức Thượng Đế giáng trần trên ngọn linh cơ khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cách đây gần một thế kỷ, lễ hội Trung Thu đêm rằm tháng tám không chỉ là một nét văn hoá mang tính truyền thống dân tộc, mà đặc biệt với những người áo trắng Cao Đài, còn có một ý nghĩa thiêng liêng, ghi dấu ngày Mẹ Linh Hồn của vạn hữu lâm phàm khai mở Hội Yến Bàn Đào nơi cõi thế gian giữa thời mạt pháp, thắp lên ngọn đuốc soi sáng đêm trường tăm tối của buổi Hạ nguơn, hầu cứu nhân loại thoát trường sát kiếp của cơ cộng nghiệp.

Hơn 80 năm qua, mùa Trung Thu đến với người tín đồ Cao Đài bằng tất cả sự hân hoan ngưỡng vọng và tấm lòng thiết tha hướng về Mẹ Linh hồn vạn hữu dưới danh xưng Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu trong niềm tin đón nhận được dòng ân điển thiêng liêng của Tình Vô Cực qua lễ Hội Yến Bàn Đào để tâm linh thêm sáng suốt, nghị lực thêm vững vàng hầu vượt thoát khỏi muôn trùng thử thách, chướng ngại của chốn trần ai trên dặm đường thiên lý trở lại bến khởi nguyên.

Tiểu sử Đức Lão TửTiểu sử Đức Lão Tử / Web:Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh
Lão Tử tức Thái Thượng Lão Quân , họ Lý tên Nhĩ, tự là Bá Dương, hiệu Lão Đam, là một vị tư tưởng gia nổi tiếng vào những năm cuối thời đại Xuân Thu. Trong Đạo Giáo, được tôn là vị Tổ sáng lập nên tín đồ xưng Ngài là “Đạo Đức Thiên Tôn”, “Thái Thượng Lão Lý Quân”, “Thái Thượng Đạo Tổ”, “Vô Cực Lão Tổ”, “Tam Thanh Đạo Tổ”, “Lão Quân Gia”, “Vô Cực Chí Tôn”, “Vô Cực Thánh Tổ. Ngài sanh ngày mười lăm tháng hai năm Canh Thìn , tức năm thứ mười đời vua U Vương nhà Châu (Chu), người ở lý (xóm ấp) Khúc Nhân, làng Lại, huyện Khổ , thuộc nước Sở. (hiện nay là Lộc Ấp (鹿邑) thuộc tỉnh Hà Nam-NT)

Cầu nguyện hòa bìnhCầu nguyện hòa bình / Thiện Chí
Trong đời sống tôn giáo hay trong đời thường, cầu nguyện là hiện tượng rất phổ biến. Vào các dịp lễ lớn, cầu nguyện thường được tổ chức rất trang trọng, nhất là trong giới sinh hoạt tâm linh. Hiểu đơn giản, cầu nguyện là khẩn thiết bày tỏ nguyện vọng của cá nhân hay tập thể trước một chủ thể có quyền lực siêu nhiên để cầu xin được giúp sức thực hiện.

Đặc biệt, trong khi bạo lực, chiến tranh ngày càng trở nên ác liệt khắp đó đây trên thế giới, đời sống an bình toàn cầu luôn luôn bị đe dọa; bên cạnh những cuộc vận động hòa bình của các nhà ngọai giao hay hội đoàn phi chính phủ, các tôn giáo, với đức tin và tấm lòng nhân ái cố hữu của mình, thường tổ chức những cuộc cầu nguyện hòa bình.

Đức Lão Tổ từng dạy rằng:

" Trong lúc tai biến động lọan xáo trộn trên hoàn cầu, là một cơ hội cho đạo hữu phát tâm, gieo tư tưởng sự sống tình thương đến những nơi có tai biến. Kết quả rất lớn mà tiến đạo rất mau. Tu một lúc cũng bằng tu trọn đời. Dầu tu trọn đời mà không gặp cơ duyên, cũng không bằng tu một ngày có cơ hội."

Suy ngẫm thánh ý trên đây, nhân ngày lễ Khánh đản của Đức Thái Thượng Đạo Tổ, xin được tham luận đề tài "Cầu nguyện hòa bình".

ĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC KHI HỌC LỜI ĐỨC KHỔNG THÁNH VÀ TIÊN NHOĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC KHI HỌC LỜI ĐỨC KHỔNG THÁNH VÀ TIÊN NHO / Huệ Ý
ĐÔI ĐIỀU TÂM ĐẮC KHI HỌC
LỜI ĐỨC KHỔNG THÁNH VÀ CÁC ĐẤNG TIÊN NHO DẠY
Bài nói chuyện tại Hội trường Thuyết minh giáo lý Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý ngày 01-9 canh Dần (08-10-2010)

. . .Đức Khổng Tử sanh ngày Canh Tý tháng 11 (tháng Tý) năm 21 đời vua Linh Vương Nhà Chu năm Canh Tuất (năm 551 trước tây lịch), tại huyện Khúc Phụ, Làng Xương Bình, nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông. Cha đặt tên Khổng Khâu, tên chữ là Trọng Ni.
Cha là Ông Thúc Lương Hột. Mẹ là bà Nhan thị Trưng Tại.
- Năm ba tuổi đã thích cúng tế.
- Thành nhân làm Uy lại coi việc tính toán đo lường.
- Kế làm Tư chức lại coi việc chăn nuôi trồng tỉa.
- Năm 34 tuổi diện kiến với Đức Lão Tử. Sau đó đi chu du liệt quốc.
- Năm 56 tuổi về nước Lỗ giữ chức Trung Đô Tể (giữ quốc thành của nước Lỗ), kế làm quan Tư Không rồi Đại Tư Khấu kiêm Tướng quan (Tể tướng). Ngài thi hành pháp công chém đại phu Thiếu Chính Mão.
- Khi hội với nước Tề ở Giáp Cốc, tài ngoại giao của Ngài buộc Tề phải trả các đất đã chiếm của nước Lỗ. Tài cao đức trọng thì bị nhiều dèm pha, Ngài phải từ chức ra đi.
Từ năm 68 tuổi, Ngài chuyên vào công tác văn hóa để lại sự nghiệp cho muôn đời là san định Kinh: Thi, Thư, Lễ; tự viết kinh Xuân Thu và viết Thập Dực cho Kinh Dịch.
. . .

Thiền Tông và Tịnh Độ Tông của Phật giáo / Sưu tầm
Nhiều người cho rằng Thiền Tông khác với Tịnh Độ Tông , vì một bên chú trọng vào tự lực, một bên trông vào tha lực; nhưng có người lại nói rằng Thiền và Tịnh vốn chẳng khác nhau (?).

Lược sử Thánh Tịnh Ngọc Điện Huỳnh HàLược sử Thánh Tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà / Ban Cai Quản Ngọc Điện Huỳnh Hà
“ NGỌC ĐIỆN HUỲNH HÀ” là một trong Thất Thập Nhi Tịnh trực thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên, được Ơn Trên cho thành lập vào những năm đầu khai đạo. Đất xây dựng chùa do một đạo hữu với tâm đạo nhiệt thành hiến, cộng với công sức của toàn đạo. Công cuộc tạo dựng ngôi Thánh Thể Đức Chí Tôn ở thời điểm đó là một thử thách rất lớn lao đối với bổn đạo lúc bấy giờ. Từ vật chất cho đến tinh thần, đòi hỏi sự hy sinh tiền của, công sức vào việc tạo dựng. Chúng tôi ghi lại nơi đây đôi dòng ký sự, để quý huynh tỷ đệ muội rõ biết. Từ đó noi gương chư vị tiền bối, dốc lòng tu học hành đạo, lập công bồi đức. Tiếp nối công cuộc xây dựng và phát triển cơ đạo Ngọc Điện ngày càng tiến bộ hơn. Ngõ hầu ghi nhớ công lao tạo dựng và làm vui lòng chư tiền bối chốn non Tiên.

Hiện chúng tôi chưa có bài viết cộng tác nào. Nhấn vào đây để gửi bài cho chúng tôi.

Mong sao em mến hiểu lòng này,
Sắp xếp gia đình cho khéo tay,
Dành để ngày giờ hành đạo sự,
Tô bồi âm chất mới là hay.

Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây